Lễ tang Bác Hồ trong ký ức của một Đại tá công an


Đường phố Hà Nội người từ khắp nơi kéo về. Rất nhiều các cụ già, em bé cơm đùm cơm nắm gói trong mo cau, tàu chuối, hỏi ra mới biết ở làng quê đi bộ đến viếng Bác. Những tuyến đường Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Điện Biên Phủ… dòng người như kéo dài vô tận. Tất thảy chờ xếp hàng vào viếng Bác.

Chạnh nhớ những ngày này 40 năm về trước - ngày Bác Hồ mất. Ông là Phó trưởng Công an Khu Ba Đình, Hà Nội. Còn tôi, mới là cậu bé học lớp 4 ở nơi làng quê heo hút.

Lại nhớ, những năm ông còn công tác ở Công an tỉnh Khánh Hòa, tôi là lính của ông vẫn thấy ông đi chiếc xe Môbilét cũ kỹ từ nhà đến cơ quan, hoặc đây đó trên các ngả đường Nha Trang. Dáng ông cao, một chân bị thương. Chiếc xe máy nhỏ, thấp như con cào cào già nổ bình bịch, chạy chậm, lặng lẽ. Bình thường ông ít nói. Khi nói lại chậm rãi như cân nhắc từng lời một.

Ông là Đại tá Nguyễn Khắc Linh

Ông bảo, quê ở Nha Trang, nhưng sinh ra ở vùng bán đảo Cam Ranh (quê ngoại). Khởi nghĩa 19/8/1945, mới 16 tuổi, nghe lời kêu gọi của Việt Minh, ông đi theo Cách mạng - trong đội tự vệ tham gia cướp chính quyền ở Nha Trang, rồi Cam Ranh. Hoạt động du kích vùng bán đảo Cam Ranh một thời gian, trong một chuyến về làng vũ trang tuyên truyền, ông bị địch bắt.

Phòng giam ông có bốn người, cơ sở phản bội chỉ điểm, ba người bị thủ tiêu. Địch bắt ông đi "máy bay" (cột hai cổ chân, hai cổ tay treo ngược xà nhà) 7 tiếng đồng hồ, dùi cui, roi điện đánh, gí vào hai mu bàn chân, các ngón chân, ngón tay. Ông ngất đi tỉnh lại.

Suốt 6 tháng ròng rã, có lúc cùng cực nghĩ, thà chúng buộc mình vào hòn đá to ném xuống biển như một số đồng chí, hoặc đem đi tử hình để trước đồng bào mình tố cáo chúng còn hơn là bị tra tấn. Lại nghĩ, không được, đây mới là thử thách bước đầu, cuộc chiến đấu sẽ còn lâu dài (sau này giám định, ông là thương binh hạng 4/4 vĩnh viễn loại A, tỉ lệ thương tật 34%).

Nhờ bạn tù hỗ trợ, ông trốn được. Những năm 1951-1959, ông trụ bám ở vùng rừng núi Khánh Sơn - Khánh Hòa, phụ trách công an xã, công an vùng, gắn bó với bà con dân tộc Raglai. Ông được bà con quý mến đặt cho cái tên La Phén (tên dân tộc).

Cuối năm 1959, ông được tổ chức điều ra miền Bắc đào tạo nghiệp vụ an ninh, gồm số cán bộ cốt cán các tỉnh miền Nam. Cuối năm 1961, do vết thương chưa lành, bị liệt các ngón chân phải, di chứng yếu hai bàn tay, phản xạ giảm, ông được Bộ điều về công tác ở Công an khu Ba Đình - Hà Nội, làm Đội phó Cảnh sát trật tự, Đội phó rồi Đội trưởng Cảnh sát khu vực, Phó rồi Trưởng đồn Công an Quán Thánh. Tháng 3/1969, ông được bổ nhiệm Phó Công an Khu.

Bấy giờ, Hà Nội có 4 khu nội thành: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa. Công an Khu Ba Đình đóng trụ sở tại 37 Cột Cờ. Khu tập trung các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, nơi có Bác Hồ sống và làm việc, có nhiều Đại sứ quán. Ông nói: "Mình làm công tác bảo vệ, được nhìn thấy Bác nhiều lần. Cảm giác thật hạnh phúc. Lần nào cũng hồi hộp. Hầu hết anh em Công an Khu Ba Đình ai cũng ít nhất một vài lần được làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ: Những dịp Bác đón khách nước ngoài, nhất là các nguyên thủ quốc gia, các cuộc mít tinh lớn kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9…".

Bác Hồ ốm đã nhiều ngày, ông biết, cứ nghĩ rồi Bác sẽ khỏi... Nào ngờ, sáng 3/9, đồng chí Cáp Xuân Diệm, Phó giám đốc Sở Công an Hà Nội đã đến trụ sở Công an Khu Ba Đình gặp Ban lãnh đạo. Đồng chí Cáp Xuân Diệm nghẹn ngào: Bộ Chính trị cho biết, Bác của chúng ta đã từ trần! Giọng đồng chí Cáp Xuân Diệm nghẹn lại. Tất cả sửng sốt. Bàng hoàng. Ai cũng rơi nước mắt. Đồng chí còn nói thêm về ngày giờ Bác mất, địa điểm quàn thi hài Bác, truyền đạt kế hoạch, tinh thần là: Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ với miền Bắc đang ở "tầm cao". Công an Hà Nội phải nén đau thương tập trung cao độ phục vụ lễ tang Bác, phải đảm bảo an ninh trật tự một cách an toàn tuyệt đối, không để xảy ra một sơ suất dù nhỏ nhất. Đây vừa là trách nhiệm, cũng là thể hiện lòng thương tiếc, kính yêu đối với Bác Hồ, để phục vụ nhân dân và bạn bè quốc tế thăm viếng Bác.

Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng đọc điếu văn trong lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sáng mùng 4/9/1969, Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam phát đi thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Bác Hồ đã từ trần.

Hà Nội đổ mưa. Cả miền Bắc trời đổ mưa.

Đồng chí Cáp Xuân Diệm thường trực tại Khu Công an Ba Đình trực tiếp chỉ đạo Lực lượng Công an Hà Nội triển khai kế hoạch bảo vệ lễ tang. Cả một núi công việc.

Ban chỉ huy Công an Khu Ba Đình mỗi người một nhiệm vụ. Ông Nguyễn Khắc Linh được phân công phụ trách công tác hậu cần cho Lực lượng Công an tham gia bảo vệ lễ tang. Tiếp nhận, phân phối các phương tiện ôtô, môtô, xe máy, loa pin, máy ảnh phục vụ công tác tuần tra kiểm soát quanh khu vực Ba Đình, trên các tuyến đường; cấp phát trang thiết bị, vật dụng phù hiệu, băng đỏ, băng tang, còi… cho cán bộ chiến sĩ. Bố trí, sắp xếp nơi ăn uống nghỉ ngơi cho anh em công an ở các tỉnh về làm nhiệm vụ bảo vệ.

Đường phố Hà Nội người từ khắp nơi kéo về. Rất nhiều các cụ già, em bé cơm đùm cơm nắm gói trong mo cau, tàu chuối, hỏi ra mới biết ở làng quê đi bộ đến viếng Bác. Những tuyến đường Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Điện Biên Phủ… dòng người như kéo dài vô tận. Tất thảy chờ xếp hàng vào viếng Bác. Dưới các loa phóng thanh công cộng, đông đảo nhân dân dừng lại lắng nghe đài đưa tin về lễ tang. Trên hè phố, dưới những gốc cây, xe đạp xếp vội ngổn ngang, lăn lóc không ai trông giữ. Đồng bào từ nơi xa đến, họ vội vã bỏ lại xe cộ ở đâu đó, miễn sao để nhanh chóng được vào viếng Bác.

Theo quy định, ngoài những xe của Ban Tổ chức lễ tang đi làm nhiệm vụ, một số xe đặc biệt được phép lưu hành, còn lại tất cả các đoạn đường vào Khu Ba Đình đều dành cho người đi bộ.

Lực lượng Công an đã phân công nhau phụ trách từng tuyến đường đổ về Ba Đình. Các Đồn Công an Quán Thánh, Điện Biên Phủ, Yên Phụ, Kim Mã, Thụy Khuê, Hàng Than; các lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trị an, hình sự của Công an Khu bám sát địa bàn, các ngã ba, ngã tư, các chốt quan trọng làm nhiệm vụ. Lại phải tính đến phương án nếu đế quốc Mỹ ném bom, đánh phá Hà Nội thì hướng dẫn bà con sơ tán, tránh bớt thiệt hại.

Hầu như Lực lượng Công an làm nhiệm vụ bảo vệ lễ tang Bác không có phút nào nghỉ ngơi. Ăn uống cũng phải khẩn trương, họ thay nhau làm nhiệm vụ suốt ngày đêm. Số đồng chí có gia đình tại Hà Nội đều bám sát vị trí được phân công hoặc ứng trực ở đơn vị không về nhà. Khi ấy, vợ chồng ông Linh chưa được cấp nhà, nhờ tổ dân phố giới thiệu mà thuê được một căn hộ ở 24 Cửa Bắc. Bà Huy - vợ ông là công nhân Nhà máy Thiết bị bưu điện Hà Nội cũng thường trực tại cơ quan. Ông bà mới có một con nhỏ 5 tuổi. Suốt thời gian bảo vệ lễ tang Bác Hồ, ông không về nhà. Cậu con trai gửi nhờ mấy bà hàng xóm trông nom.

Sáng 9/9/1969, lễ truy điệu Bác Hồ được cử hành trọng thể.

Công an Khu Ba Đình phân công nhau đi xen kẽ với khối quần chúng vào viếng Bác. Ông Linh là một trong những người vào viếng Bác cuối cùng.

Tôi hỏi, trong đợt phục vụ bảo vệ lễ tang Bác Hồ, có xảy ra điều gì đáng tiếc không? Ông nói, kế hoạch bảo vệ lễ tang Bác được chuẩn bị rất kỹ. Trong tuần lễ tang, mặc dù đồng bào viếng Bác rất đông, có đến hàng chục vạn người, hơn 40 đoàn quốc tế, hành lý, xe cộ, giày dép, đến cả đôi guốc của bà con từ các tỉnh về phải để lại đâu đó để được vào viếng Bác, khi trở ra vẫn không suy xuyển.

Ngày 2/9/1973, ông Nguyễn Khắc Linh được chỉ định vào Ban Bảo vệ Công trình xây dựng Lăng Bác Hồ (đơn vị CQ 195), với nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối trong quá trình xây dựng Lăng Bác.

Tháng 3/1975, ông lên đường trở về tiếp quản Nha Trang, Khánh Hòa, là trưởng Công an thành phố, rồi Phó giám đốc Công an tỉnh. Thời gian công tác, ông đã sát cánh cùng đồng đội phát hiện, đấu tranh với hàng chục vụ án phản cách mạng, hàng trăm vụ án hình sự, giữ bình yên cho quê hương. Năm 1994, ông nghỉ hưu, trở thành Chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí sĩ quan công an tỉnh. Ông bà có hai người con trai đều đã trưởng thành. Con trai đầu, Thượng tá Nguyễn Khắc Cường, theo nghiệp cha, nay là Trưởng Công an thành phố Nha Trang.

Tôi hỏi: "Hơn 40 năm công tác trong Lực lượng Công an, hơn 60 năm tuổi Đảng, thủ trưởng có điều gì tâm sự?". Ông gật đầu: "Tôi cảm thấy không uổng phí!”. "Còn kỷ niệm sâu sắc nhất?". "Đấy là những ngày được làm nhiệm vụ bảo vệ lễ tang Bác Hồ"


1.900 thanh niên TP.HCM nhập ngũ


TP.HCM sáng 10.9 đã tổ chức giao quân đợt 2-2009. Đến dự có ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBND TP, thiếu tướng Lê Minh Thắng - Phó tư lệnh Quân khu 7, thiếu tướng Phan Tấn Tài - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS TP. Đợt giao quân này, TP.HCM có hàng trăm thanh niên tình nguyện đăng ký phục vụ quân đội lâu dài.

Chiến sĩ mới nhập ngũ đợt này sẽ về học tập, công tác tại Đoàn Phòng không 367, Đoàn Không quân 370, Biên phòng thành phố, Quân đoàn 4 và Quân khu 7. Theo Bộ Chỉ huy quân sự TP, trong số 1.900 thanh niên lên đường nhập ngũ có 4,6% là đảng viên, 87,3% là đoàn viên, hơn 11% có trình độ cao đẳng - đại học.

Thiên Long


Đám cưới trong tang lễ


(ANTĐ) - Một cặp vợ chồng người New York, Mỹ đã quyết định tổ chức hôn lễ chính thức ngay tại đám tang của con trai mình nhằm thực hiện di nguyện cuối cùng của cậu bé, người không may thiệt mạng vì tai nạn giao thông.

Imeka Cir và Lawagi Masong quen nhau từ 15 tuổi, 7 năm sau thì quyết định sống chung nhưng không làm đám cưới vì cho rằng hôn nhân chẳng qua “chỉ là một tờ giấy”. Hai người sống rất hòa thuận và đầm ấm, nhưng cậu con trai 7 tuổi Issac Cir vẫn muốn bố mẹ chính thức đăng ký kết hôn và cho mình mang họ bố. Việc này cứ bị trì hoãn cho tới ngày Issac bị thương nặng vì tai nạn xe hơi ở Niagra và nói lên ước nguyện của mình trước khi chết.

Đám cưới cuối cùng cũng được tổ chức ngay sau khi lễ tang kết thúc, gần 1.100 người sống trong vùng đã tới dự để cùng nhớ về cậu bé.


Người đàn bà và đám cưới sau song sắt (tiếp theo và hết)


Ngày 20/4/1970, địch đưa 21 sinh viên ra xét xử tại Tòa án Quân sự mặt trận Vùng III chiến thuật. Phiên xử bị biến thành một cuộc biểu tình với rất đông đồng bào các giới và sinh viên đến dự.

Nhiều sinh viên đã tìm cách xô cả hàng rào cảnh sát, bất chấp dùi cui, khiên... lọt vào được bên trong ngồi chật cứng phòng xử. Những bị cáo sinh viên lếch thếch nối nhau, vào tòa trong bộ dạng tả tơi nhất. Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Ngọc Phương không lê nổi, mỗi người được hai bạn tù xốc hai bên. Dương Văn Đầy, Đỗ Hữu Bút, Nguyễn Tấn Tài, Trần Khiêm... phải nằm băng ca vào phòng xử. Dù vậy, họ vẫn hiên ngang biến phiên tòa thành buổi họp báo tố cáo tội ác chế độ lao tù, lấy tấm thân tàn tạ của mình làm bằng chứng sống.

Các luật sư biện hộ gồm Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Viết Huyền, Bùi Tường Chiểu cũng tập trung vào chuyện sinh viên học sinh bị đánh đập dã man, điều 7 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa bị vi phạm trắng trợn, góp tiếng nói lên án mạnh mẽ tại Tòa. Áp lực quần chúng và công luận khiến địch phải nhượng bộ. Cao Thị Quế Hương và 9 người khác được “tạm thích”. Nguyễn Ngọc Phương cùng 10 sinh viên nòng cốt khác thì vẫn tiếp tục bị giam giữ.

Ngày 21/4/1970, các dân biểu đối lập Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Cứ vào tận nhà lao Chí Hòa đón 10 sinh viên được “tạm thích” về Trường đại học Nông Lâm Súc. Sân trường lập tức biến thành một trung tâm tập hợp đồng bào, khơi nguồn tranh đấu. Ba năm liền sau đó, “vụ án sinh viên, học sinh Sài Gòn” được xem như một khẩu hiệu và tiêu điểm đấu tranh. Cảnh sát Sài Gòn tăng cường phong tỏa, dùng cả xe vòi rồng, phi tiễn, lựu đạn cay, ma trắc để đàn áp và thẳng tay bắt bớ, đánh đập nhưng phong trào đấu tranh của sinh viên vẫn ngày một dâng cao.

Gần 2 tháng sau ngày Cao Thị Quế Hương được thả, gia đình Nguyễn Ngọc Phương đã lên Đà Lạt làm lễ cưới, chính thức nhận chị làm con dâu và đón cô dâu về Sài Gòn. Gần cuối tháng 6/1970, cô dâu Quế Hương mang theo cặp nhẫn cưới nhận từ tay mẹ của Nguyễn Ngọc Phương vào trại Chí Hòa thăm anh. Cô dâu đứng ngoài, chú rể vẫn giam thân sau song sắt, nhưng họ vẫn đeo nhẫn cưới cho nhau, chính thức thành vợ thành chồng giữa nhà tù. Những người em của Phương đã làm sẵn một chiếc bánh cưới thật to để chị Hương mang vào cho anh chiêu đãi anh em bạn tù, xem như tiệc cưới. Cho đến nay, đó vẫn là đám cưới duy nhất diễn ra giữa nhà tù Chí Hòa. Và có lẽ, đó cũng là đám cưới trong tù duy nhất trên toàn thế giới.

Sau ngày cưới, cứ vào thứ 6 hàng tuần, chị Quế Hương lại xách giỏ vào Chí Hòa thăm nuôi anh. Không chỉ là chuyện tình cảm, chăm sóc lẫn nhau của đôi vợ chồng thủy chung, đó còn là đường dây liên lạc của phong trào tranh đấu. Chị tận dụng cơ hội đi thăm để chuyển tin tức vào cho anh và các đồng chí trong tù. Thông tin được viết bằng nước cơm trên giấy gói thức ăn, gói quà bánh thăm nuôi nên địch không phát hiện được. Khoảng thời gian gặp nhau ít ỏi, anh tranh thủ góp ý, chỉ đạo miệng về phương pháp, cách thức đấu tranh để chị về phổ biến và áp dụng.

Ít ngày sau lễ cưới đặc biệt của họ, Nguyễn Ngọc Phương và những người còn lại lại phải ra tòa lần hai. Lần này, thêm 6 người nữa được thả, còn Phương và các anh Nguyễn Tấn Tài, Nguyễn Thành Công, Lê Văn Hoa, Nguyễn Văn Sơn thì chúng vẫn tiếp tục đưa trở lại Chí Hòa giam giữ vô thời hạn.

Chị Quế Hương (thứ 3 từ phải sang) và những đồng chí trong phong trào trong một buổi dã ngoại.

Trong tù, anh cựu sinh viên học toàn năm thứ I Nguyễn Ngọc Phương đã tranh thủ tự học thêm Pháp văn và Hoa văn. Và học rất giỏi. Hai cuốn “Hương hoa hồng”, tập truyện ngắn của nhà văn Trung Quốc Ba Kim và “Thuyền”, truyện dài của nhà văn Đài Loan Quỳnh Dao do anh dịch từ tiếng Hoa đã được NXB Trí Đăng in vào năm 1971. Anh cũng dịch xong “Nước Nga thời chiến” của nhà văn Nga Constantin Simonov từ bản tiếng Pháp “La Russie en Guerrè”.

Mãi sau này, khi đi tìm kiếm kỷ vật của anh, chị Quế Hương mới tìm được tập bản dịch này. Chị đã giao nó cho NXB Trẻ xuất bản thành sách vào năm 1997, dưới tựa đề “Mùa thu thứ ba”. Ngoài ra, anh còn sáng tác nhiều truyện ngắn, trong đó có truyện “Tiếng khóc rướm máu”, mô tả lại cuộc đấu tranh của chính anh và đồng đội trong nhà tù Phú Lợi năm 1962. Trong bản thảo của một cuốn sách để lại từ trong tù, anh có viết hai câu bằng chữ Hán: “Quế Hương đích ảnh tượng/ Thường tại ngã tâm trung” (Hình ảnh của Quế Hương/ Thường ngự trong tim tôi).

Tháng 12/1972, chúa ngục Côn Đảo Nguyễn Văn Vệ được điều chuyển về làm quản đốc nhà tù Chí Hòa, mở ngay một cuộc đàn áp tàn bạo đối với tù chính trị. Những người Cộng sản trong tù đã tiến hành một cuộc đấu tranh tuyệt thực để phản đối tên chúa ngục và chính sách đàn áp dã man, đồng thời đòi cải thiện dân chủ dân sinh ở trong tù. Nguyễn Ngọc Phương được chọn làm một trong những hạt nhân nòng cốt của đợt tuyệt thực này, dù cơ thể anh lúc đó đã trong tình trạng suy kiệt.

Thân xác không gượng nổi cùng ý chí kiên cường, sau 14 ngày tuyệt thực, anh kiệt sức và hôn mê. Nguyễn Văn Vệ và bọn gác ngục định bỏ mặc cho anh chết trong tù, bí mật thủ tiêu một hạt nhân tranh đấu. Tù chính trị đấu tranh mạnh mẽ, buộc chúng phải đưa anh ra Bệnh viện Sài Gòn (trước cổng chợ Bến Thành) cứu chữa. Vẫn không từ bỏ dã tâm loại trừ Nguyễn Ngọc Phương, bọn gác ngục và chính quyền sài Gòn đã không hề thông báo việc này cho gia đình người tù biết. Tại bệnh viện, chúng cố ý không chạy chữa. Nguyễn Ngọc Phương bị bỏ mặc trong cơn hôn mê, thoi thóp trên giường bệnh, tay chân vẫn bị xích cứng, bộ quần áo tù nhàu nát, bẩn thỉu không hề được thay, chăn đắp, gối kê không có.


Kết hôn trong lễ tang của con trai


Giadinh.net - Vợ chồng Amilcar Hill và Rahwa Ghirmatizion ở New York (Mỹ) đã quyết định làm đám cưới vào đúng ngày tang lễ của cậu con trai Asa, 7 tuổi vì đó là mong muốn của cậu bé khi còn sống.

Cậu bé Asa chụp ảnh cùng bố và bà lúc còn sống. (Ảnh: Buffalo News)

Cậu bé Asa bị thương rất nặng trong một tai nạn xe hơi nghiêm trọng tại New York tuần trước. Sau một thời gian kiên cường chống chọi với đau đớn, cậu bé đã qua đời.

Amilcar và Rahwa đã quyết định tổ chức hôn lễ tại nhà tang lễ Buffalo theo đúng nguyện vọng trước khi qua đời của cậu con trai bé nhỏ.

Những người tới tham dự lễ tang thậm chí còn không nhận thấy rằng có một đám cưới cũng đang được diễn ra song song với lễ tang.

Cậu bé Asa.

Sau buổi lễ, Rahwa, mẹ của Asa chia sẻ với tờ tin tức Buffalo rằng khi còn sống Asa luôn muốn bố mẹ mình kết hôn với nhau. Cậu bé thậm chí còn luôn miệng hỏi bố mẹ rằng: “Bao giờ thì bố mẹ làm đám cưới? Tại sao bố mẹ vẫn chưa tổ chức đám cưới?”. Lúc đó, anh chị đã nói với bé rằng: “Bố mẹ đợi con cùng tham gia đám cưới đó”.

Bố của Asa cho biết, mặc dù tổ chức đám cưới vào đúng đám tang của con trai là một quyết định vô cùng khó khăn, nhưng điều đó lại khiến hai vợ chồng thấy được an ủi phần nào. Ít nhất, cậu con trai bé nhỏ của họ cũng được tham dự lễ cưới của bố mẹ như lời họ đã hứa với cậu bé.

Theo nguyện vọng của Asa, bố mẹ cậu bé đã quyết định hiến nội tạng con trai mình để giúp cứu sống những em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo. Hành động đó của Asa khiến nhiều người tham dự tang lễ cảm động và thấy mạnh mẽ hơn nhờ sự tinh thần của cậu bé.

Nguyệt Linh (Theo BBC)


Sùng A Di và tiếng khèn Mông


ND- Trong kho tàng văn hóa dân gian của người Mông vẫn lưu truyền một truyền thuyết rất hay và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc kể về sự ra đời của cây khèn.

Chuyện rằng: Xưa, đã lâu lắm rồi, có một gia đình nọ sinh hạ được sáu người con trai, cả sáu anh em đều có tài thổi khèn rất hay. Lúc đầu mỗi người có riêng một ống của mình, khi vui buồn họ đều mang ra thổi. Một ngày nọ người em út nghĩ rằng nếu muốn thổi thành bè thì cả sáu anh em phải cùng thổi mới được, nếu một trong sáu người bận việc đi vắng hay mất đi rồi muốn thổi bè thì làm sao có được bài khèn hay, nên anh ta đã nghĩ ra lấy ống bầu lớn để gắn cả sáu ống làm thành cây khèn. Trong đó ống dài nhất tượng trưng cho người anh cả, ống ngắn nhì tượng trưng cho người anh hai,... cứ lần lượt như thế và ống ngắn nhất tượng trưng cho cậu em út. Khi gắn lại với nhau một người cũng có thể thổi được và âm thanh của cả sáu ống đều vang lên rất hay. Từ đó cây khèn của người Mông ra đời.

Trong chuyến công tác nhằm sưu tầm và bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam tại Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên hồi tháng 7 năm 2009 vừa qua chúng tôi được trò chuyện với nghệ nhân Sùng A Di, người được gia chủ mời đến thực hiện nhiệm vụ của thầy khèn trưởng trong lễ tang người thân mình. Vui vẻ, dễ gần và nói tiếng phổ thông rất tốt... đó là ấn tượng khá đậm nét trong lần đầu tiên chúng tôi được gặp nghệ nhân 47 tuổi này.

Sinh trưởng trong một gia đình có nghề thổi khèn gia truyền, ngay từ thưở bé, Sùng A Di đã được người bố truyền dạy cho cách chế tác và thổi cây khèn sáu lỗ truyền thống của người Mông. Với đức tính ham học hỏi, chịu khó mày mò, chẳng bao lâu cái tên Sùng A Di được bà con trong vùng biết tới như một thầy khèn giỏi nhất vùng. Với người Mông, tiếng khèn có vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi bài khèn có những ý nghĩa riêng. Trong đám tang, tiếng khèn như người dẫn đường đưa hồn về với thế giới mường ma. Ông Sùng A Di cho biết, hệ thống bài khèn trong đám tang được quy định rất rõ ràng cả về số lượng bài, lần thổi cũng như cung bậc giai điệu của từng bài, từng giai đoạn. Nếu tính lần thổi cố định trong một lễ tang kéo dài từ ba đến năm ngày có tới 150 lần, gồm bảy bài chính (mỗi bài chính có ba bài nhỏ) mỗi bài thổi ba lần lặp đi lặp lại thành chín bài một lần, riêng bài Khúa kzê tức bài dẫn đường thì thổi năm lần.

Bên cạnh đó tiếng khèn được coi là hay còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điều quan trọng nhất là hơi của người thổi (thầy khèn), hơi phải khỏe, dài, ra vào đều, lên xuống đúng nốt... Bởi cây khèn có sáu lỗ trong khi bàn tay chỉ có năm ngón nên việc bấm nốt, bịt hay nhả lỗ là việc đòi hỏi rất nhanh nhạy thuần thục, phụ thuộc vào sự điêu luyện của mỗi thầy khèn. Hơn nữa có cả tiêu chí do người chế tác ra cây khèn đó nữa. Ngoài ra việc lựa chọn người đủ tiêu chuẩn để được làm thầy khèn cũng không dễ dàng. Sùng A Di tâm sự: "Người Mông cẩn thận lắm, mỗi dòng họ có những kiêng kỵ riêng nữa nên người thầy khèn không chỉ thổi khèn giỏi mà còn phải hiểu biết, thông thạo văn hóa, tập tục của dân tộc mình, lại còn phải có đạo đức tốt, không được say rượu trong khi làm lễ". Được biết trong vùng hiện nay có nhiều thầy khèn nhưng các gia đình có việc phần lớn là họ đến mời Sùng A Di tới thổi khèn lễ.

Hai vợ chồng nghệ nhân.

Chúng tôi theo Sùng A Di về nhà riêng ở bản bên. Trở về nhà, ông mang theo ba xiên thịt lợn và một chai rượu, là phần quà lễ cho thầy trưởng khèn từ gia chủ. Vào nhà ông, khách thật sự ngỡ ngàng thú vị khi được ngắm rất nhiều loại khèn. Ông vui vẻ kể về những cây khèn: cây này ống lớn nhất có tiếng vang xa nhưng ống hai, ống ba lại bé lắm, cây này có cái ống bầu non nên nó bị ngót, các lỗ không khít nhau, không lấy được hơi khi thổi... Theo ông, khèn thì ông thầy nào cũng có nhiều bởi trong vùng vẫn có những người không thổi được khèn nhưng vẫn biết chế tác ra cây khèn Mông, nhưng để có được một cây khèn có tiếng hay thì thật khó, hiện ông đang có nhiều khèn nhưng chỉ một cây là khèn quý thôi.

Câu chuyện giữa chúng tôi và nghệ nhân Sùng A Di đang hồi sôi nổi bỗng thấy bóng một người thanh niên tay xách con gà trống thiến và chai rượu đứng ở cửa xin phép gặp ông Di. Ngày mai bản bên lại nhà làm lễ ma khô cho mẹ. Không nề hà, ông vui vẻ nhận lời. Chúng tôi hỏi ông: Lớp thanh niên trẻ bây giờ nó có thích học thổi khèn không? Ông nói: Có đấy, tôi đã từng dạy bảo nhiều cháu rồi, nhưng có đứa theo được, có đứa không bởi một phần cũng có cả năng khiếu nữa, hơn nữa giờ chúng nó cũng thích nghe băng đĩa nhiều hơn là tự thổi. Một chút buồn trong ánh mắt ông.

Chia tay nghệ nhân Sùng A Di trong buổi chiều tà miền sơn cước, chúng tôi như còn nghe u u tiếng gió, rào rào tiếng mưa, trầm hùng tiếng thác đổ... Lời của khèn ngân rung cõi lòng, dẫn dắt người nghe ngược thời gian về với thuở hồng hoang, kỳ vĩ. Dòng chảy văn hóa của người Mông vẫn ngàn năm mãnh liệt, dù được cất lên lãng đãng trôi trong bình minh sớm, hay thảnh thơi phiêu du dưới ánh chiều tà, đều làm cho người nghe rung cảm, phút chốc muốn thành thi sĩ. Là người hiểu biết về phong tục tập quán tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc mình, bằng cả sự đam mê lòng nhiệt huyết yêu cây khèn điệu múa truyền thống, hằng ngày ông Sùng A Di vẫn đi làm phúc cho đời. Duy chỉ một điều ông luôn trăn trở đó là sợ con cháu mình mai sau nó không còn được nghe, được biết và hiểu được điệu khèn đá. Và dường như, cũng vì thế mà tiếng khèn như càng ngấm sâu vào máu thịt ông, luôn dạt dào sức sống.


Cả bốn chị em đều có người nhận đỡ đầu


TP - Sau khi bài “Bán tóc đi học” đăng trên Tiền Phong, ngày 23/5/2009, bạn đọc gần xa liên tục gửi thư và quà động viên các em vượt khó đến trường.

Thầy (giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP Thái Bình) gửi giúp 400 ngàn đồng; anh (Cty Cổ phần Đầu tư Điện lực Hà Nội) một triệu đồng; anh (Lớp KM22, Học viện Hải quân Nha Trang) 500 ngàn đồng; bác sĩ (Viện bỏng Quốc gia – Hà Nội) hai triệu đồng; anh (HT 2AN – 769 Sóc Sơn, Hà Nội) 50 ngàn đồng; anh (tổ 4, phường Quang Trung, Phủ Lý, Hà Nam) 20 ngàn đồng. Hàng trăm chiến sĩ, giáo viên, học sinh cũng viết thư chia sẻ động viên và gửi sách vở cho các em. Đặc biệt, gia đình vợ chồng bác sĩ (Viện bỏng Quốc gia) nhận nuôi hai chị em Đặng Thị Thu Thắm (lớp 10) và Đặng Tấn Tài (lớp 7) cho đến hết đại học. Hiện, các em đã được chuyển trường ra Hà Nội nhập học, ăn ở trong nhà hai bác. Còn chị cả Đặng Thị Thu Trang, đang học năm hai, trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TPHCM được (Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM) cùng vợ là chị Nguyễn Thị Tích Hương nhận nuôi đỡ đầu tại nhà cho đến khi ra trường có việc làm. Em Đặng Thị Thanh Truyền, cũng có một cá nhân (xin giấu tên) nhận đỡ đầu sau khi em vừa thi đỗ một trường đại học tại TPHCM, cung cấp tiền ăn, học cho đến khi em Truyền ra trường và giới thiệu việc làm. Cảm động trước những tấm lòng thơm thảo của bạn đọc, chị Nguyễn Thị Nguyệt đến văn phòng Báo tại Bình Định: “Cảm ơn những tấm lòng vàng của bạn đọc, của Báo đã giúp đỡ các con của tôi. Ơn nghĩa cao quý này suốt đời gia đình chúng tôi mang theo”. Bài “ ” kể về hoàn cảnh gia đình chị Nguyễn Thị Nguyệt (thôn Tân Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định) bỗng chốc cùng quẫn vì chồng chết, tôm nuôi bị dịch bệnh phá sản, nợ chồng chất. Cả nhà lâm cảnh gạo không có ăn, năm mẹ con thi nhau tìm đủ đường mưu sinh. Đứng trước nguy cơ thất học, cả bốn đứa con chị Nguyệt, cậu út mới học lớp 6, cũng làm nghề gia sư, kiếm củ khoai củ sắn, còn ba chị gái âm thầm nuôi mái tóc đen óng của mình để đầu năm học bán thêm tiền mua sách vở...


Hai cha con nạn nhân phải chịu phẫu thuật


TT - Báo ngày 7-9 đưa tin hai cha con anh Nguyễn Tâm Thắng và Nguyễn Tấn Tài khi đi trên đường Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM đã bị thanh sắt từ công trình xây dựng tòa nhà Bến Thành Tower rơi xuống đầu gây chấn thương nặng.

>> Thanh sắt rơi trúng đầu, 2 cha con bị thương nặng

Tai nạn xảy ra sáng 6-9. Ngày 7-9, hai cha con anh Thắng đã qua cơn nguy kịch. Bác sĩ Nguyễn Hữu Minh, trưởng khoa ngoại thần kinh B Bệnh viện 115, cho biết anh Thắng nhập viện trong tình trạng vết thương sọ não hình chữ V, lòi mô não, vỡ hốc mắt và gãy 1/3 xương đùi trái. Hiện bệnh nhân đã được chuyển ra khu vực hậu phẫu và đã hồi tỉnh sau một cuộc phẫu thuật khá dài, tuy nhiên theo bác sĩ Minh, vẫn chưa thể nói trước một điều gì.

Trong khi đó tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, cháu Nguyễn Tấn Tài (hơn 2 tuổi), con anh Thắng, đã có nụ cười đầu tiên kể từ khi phẫu thuật. Cháu Tài đã phải trải qua ca mổ để gắp những mảnh xương văng vào não. Hiện trên trán cháu bị một vết lõm khá lớn.

Chị Lâm Thị Châu Quyên, mẹ cháu Tài, cho biết kể từ khi hai cha con nhập viện cả gia đình như tê liệt. Anh Thắng là trụ cột của gia đình. Cả bốn miệng ăn đều trông đợi vào tiền lương hằng tháng 3,5 triệu đồng từ công việc làm trang trí nội thất của anh.

Theo ông Nguyễn Cao Trí - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Bến Thành (chủ đầu tư Bến Thành Tower), đến giờ vẫn chưa thể khẳng định chính xác thanh sắt rơi từ tầng nào, nhưng theo nhận định của đơn vị thi công, có thể từ tầng 8 đến tầng 10.

Ông Trí cho biết thêm hiện nay tại công trình mọi công việc đều đã tạm ngưng để tập trung rà soát các biện pháp an toàn trong thi công, đồng thời gia cố tất cả tường bao để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Theo ông Trí, trách nhiệm chính thuộc về đơn vị thi công là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cotecin. Vì vậy ông đã yêu cầu đơn vị thi công và đơn vị tư vấn giám sát phải tăng cường các biện pháp an toàn, đặt thêm nhiều biển báo để ngăn ngừa tai nạn.

Đối với gia đình người bị nạn, ông Trí khẳng định trước mắt tập trung cứu chữa cho anh Thắng và cháu Tài bằng những biện pháp tốt nhất. Hiện công ty đã tạm ứng 35 triệu đồng. Sau khi cả hai người bình phục, công ty sẽ cùng đơn vị thi công gặp gỡ gia đình đi đến thống nhất giải pháp bồi thường.

Theo luật sư, phải xử lý cả trách nhiệm hình sự và dân sự thì người đi đường mới bớt vướng phải tai nạn từ trên trời rơi xuống.

Luật sư Trương Xuân Tám (ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu):

Các công trình xây dựng dọc đường phố nếu không được bảo đảm đầy đủ các điều kiện về bảo hộ lao động, an toàn lao động... thì tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi. Những người dân hằng ngày phải đi qua các khu vực xây dựng, cho dù biết có nguy hiểm thì cũng không có cách nào né được khi tai nạn từ trên trời rơi xuống!

Vụ tai nạn xảy ra với hai cha con anh Nguyễn Tâm Thắng là một ví dụ đau lòng. Hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm khắc, rốt ráo cả về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự mới cảnh tỉnh được những ai còn lơ là, coi thường tính mạng, sức khỏe người đi đường.

Về trách nhiệm dân sự: dứt khoát phải có ai đó có lỗi mới để xảy ra thanh sắt dài 1m rơi từ trên cao xuống làm bị thương hai cha con anh Thắng. Lỗi ở đây có thể do chủ sở hữu, chủ thầu thi công không đảm bảo các điều kiện che chắn vật tư thi công; cũng có thể do công nhân bất cẩn hoặc vi phạm quy tắc, quy trình xây dựng, cẩu, kéo vật tư thiết bị lên cao không an toàn, để rơi thanh sắt xuống đường giao thông.

Theo quy định của Bộ luật dân sự, người nào có lỗi do cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác đều phải bồi thường đầy đủ và kịp thời (điều 604). Trách nhiệm bồi thường cho hành vi gây thiệt hại do người làm công (công nhân) gây ra trước hết thuộc về chủ sở hữu công trình (nếu chủ sở hữu trực tiếp thuê công nhân thi công) hoặc chủ thầu xây dựng (điều 622).

Về trách nhiệm hình sự: có thể chiếu theo điều 108 Bộ luật hình sự (tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác), điều 109 Bộ luật hình sự (tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính) để xem xét khởi tố người nào trực tiếp làm rơi thanh sắt gây thương tích cho cha con anh Thắng; đồng thời cần căn cứ điều 229 Bộ luật hình sự (tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng) để xem xét trách nhiệm hình sự của chủ sở hữu hoặc chủ nhận thầu xây dựng.

Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm (khoản 1). Nếu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 8 năm đến 20 năm (khoản 3 điều 229 Bộ luật hình sự).

Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm (khoản 1). Nếu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 8 năm đến 20 năm (khoản 3 điều 229 Bộ luật hình sự).